Scholar Hub/Chủ đề/#điều khiển thông minh/
Điều khiển thông minh là khả năng tự động hoá và điều khiển các hệ thống, thiết bị và quy trình bằng cách sử dụng công nghệ và thuật toán thông minh. Nó cho phé...
Điều khiển thông minh là khả năng tự động hoá và điều khiển các hệ thống, thiết bị và quy trình bằng cách sử dụng công nghệ và thuật toán thông minh. Nó cho phép các hệ thống hoạt động một cách tự động và linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu và điều kiện thay đổi. Các công nghệ điều khiển thông minh như học máy, trí tuệ nhân tạo, cảm biến và mạng liên kết giúp nâng cao hiệu suất, độ tin cậy và tiết kiệm năng lượng của các hệ thống. Các ứng dụng điều khiển thông minh có thể bao gồm các lĩnh vực như nhà thông minh, xe tự hành, hệ thống sản xuất tự động và nhiều hơn nữa.
Điều khiển thông minh mô tả việc sử dụng công nghệ và thuật toán thông minh để tự động hoá và điều khiển các hệ thống và thiết bị, từ nhà thông minh cho đến xe tự hành và quy trình công nghiệp. Các công nghệ và thuật toán thông minh như học máy, trí tuệ nhân tạo, xử lý tín hiệu và mạng liên kết đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các hệ thống điều khiển thông minh.
Trong nhà thông minh, các thiết bị như đèn, máy lạnh, camera an ninh và thiết bị giải trí có thể kết nối và nhận lệnh từ người dùng qua điện thoại thông minh hoặc hệ thống điều khiển tự động. Các thuật toán học máy và trí tuệ nhân tạo có thể phân tích dữ liệu từ các cảm biến như nhiệt độ, ánh sáng hoặc chuyển động để điều chỉnh các thiết bị và tạo ra môi trường thoải mái và tiết kiệm năng lượng.
Trong xe tự hành, các hệ thống điều khiển thông minh sử dụng các cảm biến như camera, radar và Lidar để phát hiện và nhận diện các đối tượng và nguy hiểm trên đường. Bằng cách sử dụng thuật toán máy học và trí tuệ nhân tạo, hệ thống có thể xử lý và đưa ra quyết định nhanh chóng và an toàn để điều khiển xe tự động.
Trong quy trình công nghiệp, điều khiển thông minh có thể tối ưu hóa việc sản xuất và vận hành hệ thống, giảm thiểu lỗi và tăng độ tin cậy. Bằng cách sử dụng các hệ thống mạng liên kết và thuật toán tối ưu, các máy móc và thiết bị có thể tự động hoá các quy trình sản xuất, thay đổi mô hình hoạt động và thích ứng với điều kiện thay đổi.
Nhờ vào điều khiển thông minh, các hệ thống và thiết bị có thể trở nên linh hoạt, đáng tin cậy và tiết kiệm năng lượng hơn, mang lại lợi ích không chỉ về tiện nghi và hiệu suất mà còn về an ninh và bảo mật.
Mô Phỏng Thiết Kế Bộ Điều Khiển Mờ cho Robot Di ĐộngBài báo miêu tả thiết kế bộ điều khiển (BDK) mờ dựa trên tín hiện cảm biến từ robot di động nhằm giúp robot có thể di chuyển tránh chướng ngại vật. Trong các thí nghiệm, ngõ vào của BDK là tín hiệu nhận được từ cảm biến siêu âm lắp trên robot; ngõ ra là vận tốc mong muốn. Bộ luật điều khiển mờ được thiết kế bằng phương pháp lỗi và thử nghiệm (trial and error). Thí nghiệm được mô phỏng trên phần mềm chuyên dụng về điều khiển robot di động. Mục tiêu đạt được cho BDK là giúp robot có thể tự ra quyết định khi di chuyển tránh để không va chạm trong môi trường có chướng ngại vật động cũng như trong mê cung có một lối vào một lối ra. Kết quả mô phỏng cũng đánh giá tính khả thi, tính ổn định và khả thi khi áp dụng BDK mờ vào môi trường thực tế.
#robot di động #điều khiển thông minh #bộ điều khiển mờ #di chuyển bám tường #tránh né chướng ngại vật
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NHÀ KÍNH BẰNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINHTrong nghiên cứu, chúng tôi đề xuất mô hình sử dụng điện thoại thông minh (ĐTTM) tự động giám sát và điều khiển môi trường nhà kính bằng vi điều khiển STM32 và module truyền/nhận wifi ESP8266. Phần mềm trên ĐTTM giám sát điều kiện môi trường thông qua hệ thống cảm biến và điều khiển điều kiện môi trường bằng hệ thống cơ cấu chấp hành. Hệ thống hoạt động ở chế độ tự động và bằng tay thông qua giao diện màn hình LCD hoặc ĐTTM. Vi điều khiển SMT32 nhận thông tin môi trường từ hệ thống cảm biến, xử lý và tác động lên hệ thống cơ cấu chấp hành. Module truyền\\nhận wifi ESP8266 nhận và phản hồi thông tin từ vi điều khiển STM32 đến ĐTTM. Phần mềm trên ĐTTM cập nhật thông số hệ thống cảm biến và trạng thái hệ thống cơ cấu chấp hành thời gian thực, đồng thời điều khiển hệ thống cơ cấu chấp hành theo chế độ bằng tay và tự động dựa trên cài đặt thông số môi trường.
#nông nghiệp công nghệ cao #môi trường nhà kính #điện thoại thông minh #vi điều khiển #module truyền\ nhận wifi
Điều khiển vị trí bàn trượt ứng dụng mạng nơ-ronBài báo này đề xuất một giải pháp ứng dụng mạng thích nghi nơ-ron dựa trên suy luận mờ (ANFIS) để điều khiển vị trí bàn trượt. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá mức độ ưu việt của bộ điều khiển thông minh so với bộ điều khiển PID trong điều khiển vị trí hệ động cơ – bàn trượt, qua đó xác định phương pháp kết hợp dùng mạng nơ-ron với bộ điều khiển kinh điển sẽ mang lại kết quả tốt hơn, đưa ra các cơ sở để lựa chọn phục vụ trong thiết kế, sản xuất các máy công cụ. Để đạt được mục tiêu này, tác giả đã sử dụng phần mềm Matlab và Simulink làm công cụ xây dựng mô hình và mô phỏng hệ thống, bao gồm mô hình hóa đối tượng điều khiển, xây dựng bộ điều khiển PID, bộ điều khiển mạng nơ-ron. Kết quả mô phỏng cho thấy việc điều khiển vị trí bàn trượt ứng dụng mạng nơ-ron cho đáp ứng hệ thống nhanh, sai lệch vị trí của hệ thống được đảm bảo.
#PID #ANFIS #bàn trượt #mạng nơ-ron #điều khiển thông minh #động cơ DC
Ứng dụng mạng nơ-ron tuyến tính hóa phản hồi điều khiển thích nghi vị trí bàn trượtĐiều khiển vị trí bàn trượt trong các máy gia công cơ khí là vấn đề rất quan trọng, đặt biệt trong các máy CNC đòi hỏi vị trí bàn trượt cần phải có độ chính xác cao. Đa số trong các máy gia công cơ khí, bộ điều khiển tốc độ, vị trí... đều sử dụng bộ điều khiển PID nên ít có khả năng thích nghi với nhiễu cũng như sự thay đổi tham số của mô hình. Bài báo này đề xuất một giải pháp ứng dụng bộ điều khiển NARMA-L2 (Nonlinear Autoregressive-Moving Average) là bộ điều khiển nơron thích nghi. Ý tưởng của bộ điều khiển loại này là xấp xỉ gần đúng hệ thống động lực học phi tuyến thành hệ thống động lực học tuyến tính. Ban đầu là việc xây dựng mô hình hệ thống, sau đó dùng bộ điều khiển NARMA-L2 để nhận dạng hệ thống và tạo ra tín hiệu điều khiển cung cấp cho đối tượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thích nghi với nhiễu và sự thay đổi của tham số mô hình trong quá trình vận hành của bộ NARMA-L2 tốt hơn bộ PID.
#PID #NARMA-L2 #mạng nơ-ron #điều khiển thông minh #bàn trượt #động cơ DC
Giải pháp điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông thông minh sử dụng PLC S7-1200Việc điều khiển thông minh hệ thống đèn giao thông ngày càng được chú trọng để tăng hiệu quả phân luồng và giảm ách tắc giao thông. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất giải pháp điều khiển hệ thống đèn giao thông thông minh. Trong đó có giải pháp phần cứng và giải pháp phần mềm. Về phần cứng, chúng tôi đề xuất sử dụng PLC S7 1200 vào điều khiển hệ thống đèn. PLC này có tích hợp cổng Profinet và mô đun webserver nhằm hỗ trợ khả năng kết nối internet của hệ thống với máy chủ tại trung tâm vận hành. Về giải pháp phần mềm, chúng tôi đề xuất sử dụng thuật toán tối ưu chu kỳ và phân pha dựa trên công thức của Westers. Giao diện điều khiển, giám sát được xây dựng trên phần mềm Matlab. Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm điều khiển, giám sát thành công 04 mô hình đèn giao thông thông qua Internet.
#S7-1200 #TCP/IP #Modbus RTU #giao thông thông minh #chu kỳ tối ưu
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN, GIÁM SÁT NHÀ THÔNG MINH (SMART HOME)Bài báo này trình bày các bước Thiết kế hệ thống điều khiển, giám sát nhà thông minh (SMART HOME). Mục tiêu của việc thiết kế hướng đến tạo công cụ, thiết bị hỗ trợ cho việc quản lý nhà ở, nhà xưởng một cách thuận lợi, tiện dụng hơn, an toàn hơn. Đồng thời là sản phẩm thực tế phục vụ công tác giảng dạy. Qua đó thúc đẩy việc nghiên cứu, chế tạo thiết bị ứng dụng cho giảng dạy thực hành trong nhà trường.
#Hệ thống nhà thông minh #Công nghiệp 4.0 #Smart Home
Mô hình hoá hệ truyền động và động lực học ô tô điệnÔ tô điện và ô tô thông minh đang là các xu hướng chính của phương tiện giao thông tương lai, do đó quyết định hướng đi của ngành công nghiệp ô tô. Các bài toán điều khiển cho các thế hệ ô tô này càng đa dạng và phức tạp, dẫn đến các yêu cầu thử nghiệm các bộ điều khiển điện tử (ECU) ngày càng phải được thực hiện nhanh và toàn diện. Bài viết này thảo luận các yêu cầu cần có của việc mô hình hóa, và tóm lược trình bày một số mô hình hóa của hệ truyền động, và động lực học thân xe ô tô điện, phù hợp với việc phát triển thử nghiệm các bộ điều khiển điện tử của ô tô.
#bộ điều khiển điện tử #mô hình hóa #ô tô điện #ô tô thông minh
Giảm bề mặt phản xạ radar thông qua lập kế hoạch đường đi và điều khiển thông minh Dịch bởi AI IEEE Transactions on Control Systems Technology - Tập 10 Số 5 - Trang 696-700 - 2002
Thiết lập một phương pháp để tối thiểu hóa bề mặt phản xạ radar cực đại và/hoặc tổng hợp (RCS) của các loại đạn dẫn đường chính xác tự động (APGMs) khi chúng tiếp cận một mục tiêu được chọn qua môi trường có radar nguy hiểm. Nghiên cứu này chứng minh cách lập kế hoạch lộ trình có thể kết hợp với việc xác định đồng thời các góc lật và góc nghiêng khí động học khả thi để giảm đáng kể khả năng quan sát của APGM. Phương pháp được mô tả trong bài báo có tiềm năng nâng cao đáng kể hiệu quả của APGM chống lại các hệ thống phòng thủ của đối phương.
#Radar cross section #Intelligent control #Aggregates #Weapons #Observability #Vehicle dynamics #Airborne radar #Motion planning #Aerodynamics
Một phương pháp điều khiển mượn kênh tần số thông minh trong mạng di động tế bào trên cơ sở hệ mờ-Nơ ronTóm tắt. Bài toán mượn/ khoá kênh tần số mạng di động tế bào là bài toán thuộc loại NP-Hard. Trong mạng di động tế bào, tỉ số cuộc gọi tới, thời gian thực hiện cuộc gọi và truyền thông overhead giữa BS và MSC là không rõ ràng và không xác định. Cho nên mặc dù đã có nhiều thuật toán tìm kiếm đã được đề xuất, nhưng kết quả ứng dụng vẫn còn hạn chế, nhất là trong mạng di động thế hệ mới. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một phương pháp mượn kênh mới sử dụng một bộ điều khiển thông minh. Phương pháp mới được xây dựng trên cơ sở tích hợp của các công nghệ thông minh như logic mờ, mạng nơ ron nhằm đạt cực đại số cuộc gọi được phục vụ trong mạng tế bào phân tán. Qua phân tích và thực hiện mô phỏng, phương pháp mượn kênh mới thể hiện khả năng học, khả năng tối ưu và khả năng hoạt động tốt hơn các phương pháp khác. Kết quả cho thấy tỉ lệ khóa cuộc gọi mới, rớt cuộc gọi do chuyển giao thấp và độ chễ gán kênh ngắn.